Yakult là sản phẩm sữa uống lên men đầu tiên trên thế giới. Chúng được nhiều người yêu thích và sử dụng vì hương vị rất ngon và tốt cho cơ thể. Nhưng có bao giờ bạn tự hỏi tại sao nó lại được đóng gói trong một chai có trọng lượng nhỏ như vậy. Điều này đương nhiên là có lý do riêng của nó.

Những chai Yakult ra đời lần đầu vào năm 1930 ở Nhật Bản, Tiến sĩ Minoru Shirota – cha đẻ của thứ nước nổi tiếng này – đã tiến hành nuôi cấy vi khuẩn Lactobacillus casei Shirota để tạo ra những chai Yakult đầu tiên. Yakult được đưa vào sản xuất đại trà vào năm 1935 và đựng trong lọ thủy tinh. Còn hiện nay, Yakult dùng chai nhựa và có 2 kích cỡ:  65 ml và 100 ml.

Kể từ khi ra đời, loại nước này chỉ được đặt trong những chai kích thước mini dù là bằng thủy tinh hay bằng nhựa. Theo giải thích của nhà sản xuất (bao gồm các công ty Yakult tại Malaysia và Úc) thì loại sữa uống lên men này chỉ được sản xuất trong các chai nhỏ để giảm nguy cơ ô nhiễm vi khuẩn sinh học (Lactobacillus paracasei Shirota) trong thức uống. Nhiều người không biết rằng, trong mỗi chai Yakult “bé tẹo” ấy có chứa tới 6,5 tỷ vi khuẩn sống.

Lượng vi khuẩn chứa trong kích thước một chai Yakult tí hon đã được tính toán để đủ cho một cơ thể khỏe mạnh. Đó cũng là mong muốn thực sự của nhà sản xuất. Khi làm ra sản phẩm người ta đã tính đến chuyện vì là nước uống lên men nên nếu làm những chai lớn, tần suất đóng và mở nắp liên tục để sử dụng sản phẩm của người dùng có thể khiến nguy cơ nhiễm vi khuẩn sẽ cao hơn. Khi các lợi khuẩn có trong Yakult tiếp xúc với không khí nhiều có thể dẫn tới việc giảm số lượng vi khuẩn sinh học sống có lợi.

Hơn nữa những chai lớn sẽ kích thích người dùng tiêu thụ nhiều hơn. Điều này tốt cho doanh thu nhà sản xuất, nhưng lại không đảm bảo cho sức khoẻ cho người sử dụngkhi mà cơ thể mỗi người không cần nhiều Yakult đến như thế. Một điểm nhỏ nữa là chai nhỏ cũng giúp các nhân viên sẽ vận chuyển các thùng Yakult dễ dàng hơn.

Leave a Reply

Your email address will not be published.