Gần đây tôm hùm đất được đăng rất nhiều trên thông tin đại chúng. Loài tôm hùm đất này có hại gì với môi trường vì sao chúng lại bị cấm kinh doanh, buôn bán ở nước ta như vậy?

Tôm hùm đất hay còn gọi là tôm hùm đỏ ( tên khoa học là Cherax quadricarinatus) là loại tôm được viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I xác định là sinh vật gây hại và không có giá trị về kinh tế cao. Đây là giống ăn tạp, thích nghi tốt với môi trường, tôm hùm đất có thể phát tán mầm dịch bệnh nấm tôm, virus gây bệnh đốm trắng cho tôm cũng như một số loài ký sinh trùng.

"<yoastmark

Các chuyên gia trong ngành cũng cho biết, tôm hùm đỏ sống bò đáy, thích đào hang, ưa tối, chuyên hoạt động về đêm.

Chúng có thể đào hang trú ẩn sâu 100-200cm, có thể sống được cả ở dưới nước lẫn trên cạn và chịu được nhiệt độ 0-37 độ C.

Thức ăn chủ yếu của loại tôm này là mùn bã hữu cơ, ngũ cốc, khô đậu, rau quả, cỏ non, rong cỏ nước, tảo sống bám, côn trùng, sinh vật đáy cỡ nhỏ, xác động vật, thức ăn chế biến…

Tôm hùm đất đã từng được nuôi thử nghiệm tại tỉnh Phú Thọ năm 2012. Sau đó các nhà khoa học xác định đây là loài ngoại lai gây nguy hại lớn đến môi trường và hệ sinh thái đối với các loài thủy sinh khác nên các nhà khoa học đề nghị không nhân giống phát triển trong nước.

Thịt tôm hùm đất có vị ngọt và dai giống tôm sú, tôm hùm đất có thể dùng để nấu lẩu, làm món sốt, hấp chấm muối tiêu chanh hoặc rim với khoai tây, bắp như các loại tôm khác và được nuôi ở hơn 20 quốc gia trên thế giới(Mỹ, Australia, Anh, Thụy Điển, Phần Lan, Na Uy, Pháp, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc…).

Thế nhưng loài tôm này lại bị cấm sản xuất, phát triển hay kinh doanh tại Việt Nam vì trong Thông tư liên tịch số 27 giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Bộ Tài nguyên Môi trường thông cáo rõ tôm hùm đất hay tôm càng đỏ được xếp vào nhóm ngoại lai có khả năng xâm hại cao gây nguy hại tới môi trường và các loài thủy sinh khác.

Thông tư liên tịch số 27/2013/TTLT-BTNMT-BNNPTNT ngày 26 tháng 9 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Thông tư liên tịch số 27/2013/TTLT-BTNMT-BNNPTNT ngày 26 tháng 9 năm 2013

 

Chính vì tôm hùm đất gây hại lớn tới môi trường và hệ sinh thái nên những hộ kinh doanh, nuôi loại tôm này bị các nhà chức trách tiêu hủy theo qui định. Vậy vì sao loài tôm có giá trị lên tới nửa triệu đồng/1 kg này lại bị cấm nuôi và kinh doanh ở nước ta?

Theo như thông tin vnexpress đưa hiện tại Trung Quốc đang vất vả đối phó với nạn tôm hùm đất phát triển dọc sông Trường Giang vì loài tôm này đào hang hốc, phá hoại đê điều, đê bao. . Nếu loài này được phát tán ra đồng ruộng của nước ta sẽ nguy hại lớn hơn ốc bươu vàng, làm lây lan mầm bệnh nấm tôm, virus gây bệnh đốm trắng gây thiệt hại nặng nề cho các đầm nuôi tôm.

  • Những mối nguy hại khôn lường từ tôm hùm đất gây ra khi bị phát tán ra môi trường .

  • Tôm hùm đất là loài ăn tạp có thể ăn các loại động vật sống lẫn động vật chết, các loại thực vật vì vậy sẽ phá hủy các chuỗi thức ăn và hệ sinh thái, song song đó tôm hùm đất còn đào hang sâu để trốn tránh kẻ thù nên gây ra hiện tượng sói mòn đất đai, sông, suối.

Tôm hùm đất đào hang trốn kẻ thù.
Tôm hùm đất còn đào hang sâu để trốn tránh kẻ thù nên gây ra hiện tượng sói mòn đất đai, sông, suối..
  • Tôm hùm đất có khả năng thích nghi tốt với môi trường vì vậy khi phát tán ra môi trường sẽ là sinh vật ngoại lại gây dịch bệnh cho tôm thường như các bệnh  về nấm, đốm trắng cũng như các loại ký sinh trùng.

Loài tôm hùm đất (còn gọi là tôm càng đỏ) có 2 càng rất lớn, sắc nhọn
Loài tôm hùm đất (còn gọi là tôm càng đỏ) có 2 càng rất lớn, sắc nhọn
  • Khi sống trong môi trường tự nhiên thuận lợi, tuổi thọ của một con tôm hùm đất có thể lên tới 30 năm. Thậm chí sức sống của loài tôm này càng mãnh liệt hơn với khả năng tái sinh lại chân hay càng nếu chúng bị đứt trong các cuộc chiến.

  • Nguy hiểm hơn, nếu ăn sống thì con người có thể bị một loại giun nguy hiểm tấn công vào phổi, loài giun này thường sống ký sinh trong đầu tôm đất.

Chính vì tác hại rất lớn với môi trường và hệ sinh thái nên nhà nước ngăn cấm nhập, kinh doanh hoặc nuôi loại tôm này.

Nguồn: Internet