Gần đây ca khúc nổi tiếng “độ ta, không độ nàng” đang lan tràn lên toàn bộ các trang mạng xã hội. Bài hát này có ý nghĩa gì mà gây ra hiệu ứng lớn như vậy?

Ca khúc “Độ ta không độ nàng” có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Hoa do Cô Độc Thi Nhân sáng tác.

Bài hát kể về chuyện tình ngang trái giữa vị tiểu hòa thượng và cô gái trẻ có nội dung tóm tắt đại ý như sau:

“Chuyện kể có một ngôi chùa nọ bên Trung Hoa có vị tiểu hòa thượng theo sư phụ tu hành từ thuở nhỏ. Gần chùa có một tiểu quận chúa xinh đẹp hay đi theo cha vào chùa. Chú tiểu hòa thượng và vị quận chúa gặp nhau và tuổi thơ hai người lớn lên cùng nhau, tình cảm cũng trở nên đặc biệt, nhưng vì chú tiểu là người đã quy y cửa Phật, nên tiểu hòa thượng không thể động lòng phàm được. Một ngày nọ, quận chúa vì bị thái tử cưỡng hiếp mà tự vẫn, tiểu hòa thượng chợt nhận ra mình cũng có tình cảm sâu đậm với tiểu quận chúa. Niềm sân hận bùng lên, tiểu hòa thượng bỏ áo cà sa và tìm đến giết chết thái tử kia. Trong lúc đau khổ tột cùng, tiểu hòa thượng buông lời oán trách Phật – “Phật ở trên kia cao quá Mãi mãi không độ tới nàng” , vì sao phổ độ chúng sinh, nhưng lại không độ cho quận chúa để nàng phải chịu đau khổ.”

Khi về đến Việt Nam do chuyển lời thành dị bản ca khúc ảnh hưởng không nhỏ đến tôn giáo cụ thể ở đây là trách cứ Đức Phật.

Vì sao ảnh hưởng như vậy? Theo TT Thích Nhật Từ nội dung bài hát này khắc họa một bức tranh rất là tiêu cực về hình ảnh người tu sĩ mới tu nơi cửa Phật vì ngôn ngữ bài hát được cường điệu lên làm cho giới trẻ Việt Nam rất là say mê.

Dưới đây là lời giảng giải của TT Thích Nhật Từ về những nghịch lý của ca khúc “độ ta không độ nàng”

 

Vì muốn mọi người không bị ảnh hưởng sức hút của ca khúc “độ ta không độ nàng” đi sai với chánh pháp, Sư thầy Thích Đồng Hoàng đã phóng tác ca khúc mới “tự thân nàng hãy cứu độ nàng” do ca sỹ Phương Thanh trình bày để hướng con người đi theo với chánh pháp nhà Phật với ý nghĩa bản thân mình hãy tự cứu độ mình đi theo con đường của chánh đạo. Và gần đây TT. Thích Nhật Từ phóng tác thêm một ca khúc “Đời ta từ nay không lụy sầu” do ca sỹ Quách Tuấn Du thể hiện.

Cuối cùng, Phật đã từng dặn dò chúng sinh:

Nhứt thiết chúng sanh giai hữu Phật Tánh -Tất cả chúng sanh đều có sẵn Tánh Giác Ngộ nơi mình. Ðó là câu nói từ kim khẩu của Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni. Chỉ vì vọng tưởng chấp trước nên chúng sinh không chứng được trí huệ đức tướng của Như Lai. Từ nơi câu nói này ta có thể suy ra mọi chúng sinh đều có tánh Phật; đã vậy thì không nên sát sinh, không nên trộm cắp, không nên tà dâm, không nên vọng ngữ, không nên uống rượu; mà phải trì Ngũ Giới! Sát sinh là giết mười phương chư Phật, vì chúng sinh là do Phật thị hiện mà ra. Do vì một niệm không giác ngộ nên sinh ra ba thứ vô minh rất vi tế (nghiệp tướng, hiện tướng, chuyển tướng), chúng sinh mới trầm luân trong biển khổ, xa lìa rồi vĩnh viễn mất đi nền Ðạo chân thật!”

 

Nguồn : Sưu tầm

Leave a Reply

Your email address will not be published.