4. Có một sở thích
Bước vào tuổi 40, có lẽ hầu hết mọi người đều sẽ có một điểm chung đó là: cảm giác lo âu và buồn chán.
Có thể bạn sẽ nói, người trẻ hiện nay cũng thế thôi mà.
Thực ra có sự khác biệt, người trẻ có nhiều thời gian và cơ hội hơn, vì vậy họ có thể có những tưởng tượng, ước mơ phong phú hơn về tương lai.
Nhưng người trung niên thì sau? Ngay cả tưởng tượng, ước mơ cũng đã bị lấy đi mất.
Một nhà văn trong một cuộc phỏng vấn, khi bàn về nguy cơ trung niên, ông cho rằng nó bắt nguồn từ “cảm giác chắc chắn”.
Bước vào tuổi trung niên, đã biết rằng mình là ai, có những việc nào bạn làm được, việc nào không làm được, những lúc như này, bạn có còn hứng thú hay sở thích nào không?
Sự tàn khốc của tuổi trung niên nằm ở chỗ: họ tiến về phía trước trong vô vàn gánh nặng cùng với sự vô vọng.
Người trung niên khi này, sức lực và cơ thể đều đang xuống dốc, nhưng gánh nặng và phiền não lại cứ ngày càng nặng hơn, nếu không biết cách giải tỏa áp lực một cách hợp lý, thế giới tinh thần sẽ rất dễ sụp đổ chỉ trong tích tắc.
Nếu có một sở thích, mọi chuyện sẽ trở nên khác biệt.
Những lúc chán nản, luôn sẽ có một nơi để tinh thần nương tựa, không để mình rơi vào vòng xoáy không thể tự giải thoát.
Cá nhân tôi thích đánh cầu lông, bất kể có gặp chuyện phiền phức tới đâu, khó khăn tới đâu, chỉ cần có thể, tôi sẽ đi đánh cầu, ít nhất trong vài tiếng đó, tinh thần sẽ được sảng khoái, thế giới cũng trở nên dịu dàng hơn.
Trong mưa gió bão bùng, không tìm thấy một bến đỗ tạm thời, vậy thì thế giới làm sao mà trở nên ngập tràn hi vọng cho được?
Đừng bao giờ ngừng học hỏi hay đọc sách
Ở đây không phải là ép bạn phải đi học thêm kĩ năng nào đó hay đọc các sách chuyên môn, điều này tất nhiên cũng quan trọng, nhưng nó không phải điều mà tôi muốn nhấn mạnh.
Cái tôi muốn nói ở đây đó là: luôn duy trì việc tìm kiếm niềm vui và sự hứng thú thông qua đọc sách.
Đầu tiên, đọc sách chính là cửa lớn thông tới trí tưởng tượng.
Cá nhân tôi luôn cảm thấy rằng, một cuốn tiểu thuyết hay một tác phẩm văn học, khi đã được chuyển thể thành phim điện ảnh hay truyền hình, dù có hay tới đâu, cũng sẽ không thể đem lại được cho bạn cái cảm giác, sự trải nghiệm như khi đọc truyện gốc.
Nguyên nhân rất đơn giản, bởi vì một khi đã chuyển thể thành phim, bất kể là diễn viên chính, bối cảnh hay đạo cụ, chúng đều sẽ biến thành những thứ cụ thể và có hình dạng, trí tưởng tượng của bạn sẽ bị gắn vào những thứ cụ thể đó, từ đó mất đi khả năng cũng như khát khao mở rộng trí tưởng tượng.
Còn đọc sách lại không như vậy, những con chữ có thể giúp bạn bay nhảy, mở rộng không gian tưởng tượng của mình tới vô tận, thậm chí không gian này được tùy chỉnh cho bạn, và nó chỉ tồn tại trong hệ tư tưởng của bạn.
Cũng giống như câu nói nổi tiếng: “Có 10000 cuốn “Cuốn theo chiều gió”, sẽ có 10000 Scarlett O’Hara.”
Sự thú vị của việc đọc sách chính là ở đây.
Thứ hai, đọc sách là con đường giúp nâng cấp tư tưởng.
Phàm là những tư tưởng sâu sắc, nhất định sẽ rất trừu tượng, cũng có nghĩa là rất khó để diễn đạt chúng qua màn ảnh hay hình tượng cụ thể, chỉ có thể hiện qua các ký hiệu văn bản, qua ngòi bút.
Không đọc sách, là bạn đang mất đi một cơ hội được tiếp xúc với những tư tưởng ưu tú đó.
Mỗi một tác giả của một cuốn sách kinh điển, đều là những học giả ưu tú nhất của thời đại đó, và những cuốn sách kinh điển ấy lại cô đặc lại tất cả những tinh hoa tư tưởng của họ, trong quá trình đọc, bạn sẽ giống như đang được đàm thoại với tác giả, rất khó có thể tìm được phương thức khác giúp nâng cấp tư duy của mình ngoài việc đọc.
Sự phát triển trí tuệ và thu nhận kiến thức trong quá trình này là một loại nguồn hạnh phúc ổn định, lâu dài và nâng cao, sẽ thúc đẩy bạn trở thành một người có ung dung, bình tĩnh và lý trí khi bước vào độ tuổi trung niên.
Sức khỏe luôn luôn là thứ quan trọng nhất, không có “một trong”
Có một câu chuyện như này:
Gấu Bắc Cực được công nhận là một trong những loài động vật có vú mạnh mẽ nhất.
Ở nhiệt độ thấp âm 40 độ, gấu Bắc Cực có thể chạy hơn 40 phút, bơi trong dưới nước băng trong 15 phút, không ăn trong 20 ngày liên tiếp, bộ lông dày của nó có thể chống chọi lại mọi loại dao và giáo, đối mặt với một loài động vật mạnh mẽ như vậy, tộc người Eskimo Làm thế nào để đối phó với chúng?
Gấu Bắc Cực có một yếu điểm chính là: khát máu.
Một thợ săn Eskimo sẽ giết một con hải cẩu con, bôi một chút máu nó trên lưỡi kiếm, sau đó cắm kiếm ngược vào trong xô máu.
Xô máu sẽ được đặt bên ngoài, đông thành băng. Một dụng cụ săn gấu ra đời.
Gấu Bắc Cực nhìn thấy máu sẽ nhanh chóng dùng lưỡi liếm nó. Khi liếm máu trên đó, lưỡi nó dần dần cũng đông cứng lại. Liếm tới lưỡi dao sẽ tạo ra một vết thương nhỏ trên lưỡi của gấu Bắc Cực.
Lúc này, chiếc lưỡi đông cứng của gấu Bắc Cực sẽ không hề có cảm giác đau, cho đến khi vết thương ngày càng sâu và cuối cùng gấu Bắc Cực ngã xuống do mất quá nhiều máu.
Cuối cùng thì con gấu Bắc Cực lại tự liếm máu của mình …
Lúc này, người Eskimo đang chờ sẵn sẽ nhảy ra giết gấu Bắc Cực.
Tôi muốn dùng câu chuyện này như một phép ẩn dụ để nói với bạn rằng: con người ta khi còn trẻ, đều sẽ bị những Title hào nhoáng, mức lương cao vời, danh lợi lóa mắt cám dỗ, cũng giống như máu tươi ở trên lưỡi dao vậy.
Vì những thứ đó, chúng ta liều mình lao vào, mà không biết, sau đó, mình sẽ phải trả một cái giá đắt đỏ ra sao.
Dạo trước, một nhân viên nọ đột ngột bị đau tim và qua đời.
Trước ngày ra đi một ngày, anh ấy vẫn tăng ca tới tận 2h sáng.
Tôi không dám nói rằng áp lực công việc là căn nguyên của bệnh tật, nhưng nếu nói rằng không có chút liên quan nào thì tôi nhất định không tin.
Anh ấy rất ít khi được nghỉ ngơi, hay đi công tác, làm thêm giờ, thể chất và tinh thần đều rất kém.
Điều đáng lo ngại ở đây đó là đây là một hiện tượng rất phổ biến xảy ra xung quanh chúng ta.
Chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy được lợi ích của việc liều mạng làm việc, nhưng lại tạm thời không thể thấy được cái giá phải trả vì điều này.
Nhưng cũng chính vì vậy mà không thể không cảnh tỉnh mọi người, bất cứ thứ gì trên thế gian này, cũng không đáng để ta lấy sức khỏe ra để đánh đổi.
Nếu nói, thứ quyết định nửa cuộc đời trước là cơ hội, là năng lực hay trí tuệ, vậy thì thứ quyết định nửa đời sau lại chính là sức khỏe.
Đáng tiếc là có nhưng người, thậm chí không thể bước vào được cái gọi là “nửa đời sau” của mình…
Bước vào tuổi trung niên, mới biết được rằng, quan trọng nhất chính là sự cân bằng.
Vật chất, người thân, tinh thần, tình bạn, sức khỏe…
Giống như những quả bóng được tung lên không trung vậy, bạn phải là một chú hề thật điệu nghệ, cố gắng không để những quả bóng đó rơi xuống đất.
Cố lên, các chú hề!