Yến sào được mọi người biết đến không chỉ là món ăn ngon mà còn chứa nhiều thành phần vi lượng rất tốt cho cơ thể con người.
Trong yến sào chứa rất nhiều amin mà cơ thể người không tự tổng hợp được. Yến sào mang lại lợi ích rất lớn cho nhiều nhóm tuổi khác nhau.
1. Yến sào được khai thác như thế nào?
Tổ yến hay còn gọi là yến sào được làm từ nước bọt của chim yến. Ở các loài yến tự nhiên như yến đảo thì việc khai thác tổ yến rất là khó khăn và nguy hiểm. Thậm chí đánh đổi bằng cả mạng sống. Vì thông thường yến thường sinh sống trong các hang đá thẳng đứng. Song song đó để 1 tổ yến thô thành yến sào tinh chế thì mất rất nhiều thời gian và công sức.
Với giá trị dinh dưỡng rất lớn như chống được các bệnh lão hóa, chống ưng thư , tăng sức đề kháng của cơ thể, chức năng sinh lý, kích thích sự phân chia phát triển của tế bào… nên tổ yến rất được nhiều người ưu chuộng và sử dụng.
2. Đối tượng KHÔNG nên sử dụng yến sào:
-
Phụ nữ có thai dưới 3 tháng.
-
Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi ( do bé nhỏ hệ tiêu hóa chưa phát triển ổn định nên sử dụng yến sào dễ bị khó tiêu rối loạn tiêu hóa)
-
Những người đang bị bệnh cảm lạnh – sốt – nhức đầu – sổ mũi, các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy, tỳ vị hoạt động kém thì cũng không nên sử dụng yến.
-
Những người mắc các bệnh liên quan đến đường huyết như đái tháo đường, viêm tụy nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Tuy là một loại thực phẩm chứa nhiều vi chất rất tốt cho cơ thể nhưng không phải ai cũng sử dụng được yến sào được nên bạn cần phải nắm một số thông tin trước khi sử dụng tránh ảnh hưởng tới sức khỏe sau này.
3. Các lợi ích mà yến sào mang lại:
Tăng cường hệ miễn dịch – sức đề kháng: vì trong yến sào có 1 loạn protein giúp tăng tốc tạo ra tế bào B – một loại tế bào bạch cầu tạo ra kháng thể giúp bảo vệ bạn khỏi bệnh tật.
Tăng ham muốn: trong nước bọt của chim yến có một loạt hormone, hai trong số đó là: testosterone và estradiol.giúp tăng cường ham muốn của nam giúp
Giúp cho mắt khỏe hơn.
Hỗ trợ cho phụ nữ sau khi sinh giúp các chị em giảm rụng tóc- phục hồi sức khỏe và ngủ ngon hơn. Ngoài ra còn giúp cho chị em có làn da tươi trẻ, chống lão hóa và ngăn ngừa nếp nhăn.
4. Cách chế biến và sử dụng yến sào hợp lý:
Yến sào mang lại rất nhiều lợi ích cho cơ thể nhưng bạn nên tham khảo các cách sử dụng để hiệu quả được tốt nhất. Tránh tính trạng bị dị ứng, sốc phản vệ, hoặc phí công phí tiền vô ích.
-
Trưng cách thủy yến sào chứ không được nấu trực tiếp.
-
Ở các người mắc bệnh tiểu đường hoặc viêm tụy ,. .. nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
-
Nên ăn yến sào lúc bụng rỗng ( sáng khi mới thức dậy hoặc tối trước khi đi ngủ 60 phút) .
Đối với các dòng yến tinh chế nên ngâm với nước khoảng 20 phút để yến nở ra. Tránh ngâm quá lâu sẽ làm mất chất dinh dưỡng trong tổ yến.
Nên chế biến yến sào khô có định lượng phù hợp với từng độ tuổi nhất định. Vì nếu ăn quá nhiều yến sào cơ thể sẽ không hấp thụ hết và sẽ bị đẩy ra ngoài gây lãng phí vô ích.
Theo các chuyên gia, yến sào cơ thể hấp thụ tốt nhất theo định lượng như sau:
-
Trẻ em 1 – 12 tuổi: 3g yến sào khô/lần
-
Trẻ vị thành niên và người lớn: 5g – 10g yến sào khô/lần
-
Phụ nữ mang thai: Phụ nữ mang thai tháng 4 – 7 có thể ăn trung bình 100g/tháng, dùng đều đặn cách ngày khoảng 7g/lần. Phụ nữ mang thai tháng 8 – 9 nên giảm liều lượng 70g/tháng, dùng cách ngày khoảng 5g/lần.
-
Người lớn tuổi: Yến sào đặc biệt tốt cho người lớn tuổi, đặc biệt là người già cần hồi phục sức khỏe sau khi đau ốm, phẫu thuật.
-
Người bình thường: Nếu bạn muốn tăng cường sức khỏe thì nên ăn yến sào lâu dài và đều đặn 2 lần/tuần với liều lượng khoảng 5g/lần là đủ.