Ông Nguyễn Quang Nhật, Cục CSGT – Bộ Công an, cho biết trên thực tế có những tình huống như ăn trái cây (sầu riêng…) mà hơi thở có nồng độ cồn thì người vi phạm có quyền được giải thích về lý do có nồng độ cồn và nếu chưa rõ ràng có thể được xét nghiệm máu để có kết quả chính xác.
Về thông tin lo ngại rằng việc sử dụng một số loại trái cây cũng dẫn tới kết quả có nồng độ cồn trong hơi thở, có thể gây nhầm lẫn trong việc xử phạt người tham gia giao thông, bà Trần Thị Trang – Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế thuộc Bộ Y tế, cơ quan soạn thảo Luật Luật Phòng chống tác hại của rượu – cho biết những sản phẩm có đường như nho, sầu riêng, chuối… dễ để lại nồng độ cồn trong cơ thể nhưng rất nhỏ, không đáng kể.
“Quá trình thông tin, giáo dục, tuyên truyền thực hiện luật, chúng tôi sẽ phổ biến những vấn đề về mặt khoa học để lực lượng chức năng biết với những trường hợp có nồng độ cồn trong hơi thở rất nhỏ, gần như không đáng kể thì đó không phải là đối tượng để xử phạt” – bà Trang nói.
Bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Phụ trách Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai, cho biết một số thức ăn nguồn gốc tinh bột, đường, nếu bảo quản không tốt, tồn lưu dài thì cũng có thể lên men. Bên cạnh đó, một số loại quả lên men như dứa, vải hoặc dạng thuốc như siro ho, dung dịch sát trùng miệng cũng có thể có một lượng ethanol trong đó. Tuy nhiên, nồng độ cồn trong các loại thực phẩm này đều không cao và sẽ bay hơi chỉ sau một thời gian ngắn.
Ông Nguyễn Quang Nhật, Cục Cảnh sát giao thông (CSGT) – Bộ Công an, cho biết trên thực tế có những tình huống như ăn trái cây (sầu riêng…) mà hơi thở có nồng độ cồn thì vẫn có thể xử lý được vì nồng độ cồn sẽ lưu lại không lâu. Hơn nữa, quá trình lập biên bản, người vi phạm có quyền được giải thích về lý do có nồng độ cồn. Nếu chưa rõ ràng, người vi phạm giao thông sẽ được xét nghiệm máu để có kết quả chính xác.
Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2020, quy định cấm điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn chính thức có hiệu lực. Theo quy định trước đó cho phép người điều khiển xe máy có nồng độ cồn từ 50 miligam/100 mililit máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở trở xuống. Luật cũng cấm hành vi xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu, bia.